Bệnh viên Nhi Đồng TPHCM mới đây đã chia sẻ một trường hợp mắc dị phật bên trong phổi đó là bé gái N.T.D.M. 8 tuổi ở Đồng Tháp. Bé mắc kẹt chiếc răng rơi vào phổi do mẹ tự ý nhổ răng tại nhà cho bé nhưng đã được cấp cứu kịp thời.
Được người nhà bé dẫn đi khám nhiều nơi vì đau ngực, ho, khò khè suốt 2 tháng. Khi đến bv tỉnh để chụp CT thì phát hiện được dị vật cản quang giống chiếc răng ở phổi.
Mẹ bé M. chia sẻ, các triệu chứng của con xuất hiện từ khi nhổ răng hàm cho bé tại nhà. Lúc nhổ xong bé ho, sau đó đi kiếm răng đã nhổ khắp nhà mà không thấy nên gia đình yên tâm qua chuyện.
Vì vấn đề bé M. gặp phải là nghiêm trọng nên bệnh viện tỉnh chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Đồng thành phố để cấp cứu. BS đã khám và chụp x-quang, kiểm tra thì phát hiện di vật cản quang bít gần hết phế quản phía góc phải. Nếu chậm trễ một xíu là dị vật có thể gây ứ khí viêm xẹp phổi, tràn khí màng phổi do dị vật nằm lâu bên trong gây nhiễm trùng viêm phổi nặng.
Tại bệnh viện Nhi Đồng TP, ekip đã gây mê và phối hợp với ekip nội soi bao gồm thạc sĩ – BS Trịnh Hồng Nhiên, BS chuyên khoa 1 Võ Thành Nhân, khoa hô hấp đã kiểm tra, lấy ra chiếc răng nằm sâu bên trong thành phế quản, với kích cơ to khoảng 3 nhân 5 milimet. Qua kiểm tra đường thở đã thông thoáng và kịp thời cứu bé gái.
Bệnh viện Nhi Đồng TP cho biết đây là trường hợp mắc dị vật lớn, cung răng với 2 đầu nhọn sắc nên khả năng gây thủng, rách đường dẫn khí rất cao. Nếu không được lấy ra được bằng nội soi buộc phải mở ngực để lấy ra dị vật, nguy cơ cao để lại di chứng nặng nề.
Không chỉ tình huống hy hữu trên, tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ khiến các bé gặp nhiều nguy cơ như: không thể nhổ hết răng hư, gây mọc răng lệch; chảy máu kéo dài tại vùng nhổ.
Nếu dụng cụ mất không vô trùng trước khi thao tác sẽ khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Sau khi nhổ gây đau làm trẻ sợ khám chữa răng sau này do “ám ảnh”. Ngoài ra khi nhổ răng tại nhà bố mẹ đã đánh mất đi thời điểm để can thiệp nắn chỉnh lệch lạc của răng ở giai đoạn sớm của trẻ.
Trước đó bệnh viện Nhi Đồng TP cũng đã tiếp nhận ca mắc dị vật nằm sâu tròng lòng phế quản bên phổi phải. Được xác định dị vật là hạt dưa, do bé ngậm chơi không may nuốt vào mắc ở phổi. Được tiếp nhận và can thiệp kịp thời gắp dị vật ra ngoài tránh gặp biến chứng nguy hiểm như viêm xẹp phổi, ứ khí, tràn khí đường thở, màng phổi.
Bệnh nhi rất ngoan trong quá trình phẫu thuật, do đó công việc của bác si diễn ra thuận lợi, hiện bệnh nhi đang trong quá trình phục hồi khá tốt.
Thật sự rất nguy hiểm nếu trẻ nhỏ bị mắc dị vật, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì thế người lớn và đặc biệt là cha mẹ người thân nên quan tâm theo dõi trẻ nhiều hơn để tránh những vụ việc đáng tiệc đau lòng xảy ra.
Theo Yan